fbpx

12 BỆNH XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Bệnh thoái hóa khớp

Người trưởng thành có tới 206 cái xương, riêng bộ xương chiếm tới tận 15% cân nặng cơ thể. Do đó, xương đóng vai trò rất quan trọng trong vệc định hình khung xương cơ thể, giúp bạn cân bằng, dễ dàng di chuyển và bảo vệ các cơ quan nội tạng khác. Tuy nhiên, những số liệu gần đây cho thấy các bệnh liên quan tới xương khớp có xu hương tăng theo thời gian. Đó có thể là do bẩm sinh, sự thay đổi nội tiết, quá trình sinh hoạt hay lão hóa… Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về 12 căn bệnh xương khớp phổ biển tại Việt Nam.

1. Thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh phổ biển của hệ cơ xương khớp hiện nay. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo các phản ứng viêm, giảm lượng dịch khớp. Bệnh này thường xảy ra ở người trung niên, cao tuổi. Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới do quá trình thay đổi nội tiết, sinh nở.

Khi đã mắc bệnh này, thông thường sẽ khó trị khỏi, chỉ có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh.

2. Viêm khớp

Viêm khớp là căn bệnh mà mọi lứa tuổi đều gặp. Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), độ tuổi 18 – 44 tỷ lệ mắc phải là 7,3%, tuổi từ 45 đến 64 là 30,3% và trên 65 tuổi là 49,3%. Số liệu trên cho thấy, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp càng nhiều. Trong đó, phụ nữ chiếm 26%, nam giới là 19% ở mọi lứa tuổi. Những người thừa cân, béo phì thì có nguy cơ cao hơn.

Tình trạng viêm khớp, đau khớp có thể xảy ra do chấn thương, va đập, vấp ngã hoặc lão hóa, bào mòn sụn khớp, xương dưới sụn, vận động khớp không hợp lý… Phản ứng viêm, sưng, nóng đỏ hoặc đau ở một vị trí nào đó ở khớp xảy là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, cảnh bảo cần được xử lý kịp thời.

Đa số các bệnh viêm khớp đều khó trị dứt điểm, bệnh dễ tái phái và tăng nặng theo thời gian. Để lâu ngày sẽ dẫn tới việc đau nhức, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.

3. Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp

Là một dạng của bệnh viêm khớp nhưng nguy hiểm hơn. Viêm khớp dạng thấp một tình trạng viêm mãn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.

Tại Việt Nam, viêm khớp thường gặp ở phụ nữ chiếm 70 – 80%, đa số là phụ nữ trung niên độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Có trường hợp trẻ em mắc nhưng tỉ lệ này khá ít.

4. Loãng xương

Hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương. Đây là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Nguyên nhân gây bệnh xương khớp loại này là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

5. Gãy xương

Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý. Tình trạng mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, tình trạng mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

6. Bệnh gout

Bệnh Gout
Bệnh Gout

Bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu do ăn nhiều thịt đỏ như chó, bò, dê, cá biển) và các yếu tố khác liên quan như di truyền, gia đình, tuổi tác hay giới tính.

7. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên… Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm.

Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay… Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.

Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.

8. Gai cột sống

Bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một diễn tiến của căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ nếu gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.

9. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt là lupus) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô lành mạnh của chính cơ thể bạn. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và gây tổn hại cho nhiều mô và nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như các khớp, da, thận, tim, phổi, các tế bào máu và não. Trong đó, có triệu chứng trên da xuất hiện phổ biến nhất (70% người bệnh) và thường trỏe nên xấu đi khi phơi ra nắng (tiếp xúc với ánh sáng).

Trong đợt bùng phát, bệnh hay gặp triệu chứng đau cơ, đau các khớp nhỏ của bàn tay-cổ tay, cứng khớp và phù. Tuy không chữa được hoàn toàn, nhưng có thể điều trị hiệu quả với thuốc. Bệnh thường không làm giảm khả năng vận động hay hủy hoại khớp.

10. Ung thư xương

Bệnh ung thư xương
Bệnh ung thư xương

Ung thư xương là sự xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

11. Bệnh xương thủy tinh

Xương thủy tinh là bệnh do rối loạn di truyền khiếm khuyết gene sản xuất ra collagen là một protein tạo cho xương chắc khỏe có tính đàn hồi, vì vậy khiến cho xương dễ gãy hay nứt. Đôi khi, bạn có thể bị gãy xương mà không rõ lý do. Căn bệnh này có nhiều mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng và các triệu chứng sẽ không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Một người có thể chỉ bị gãy một vài xương nhưng cũng có thể bị gãy đến hàng chục chiếc xương. Hiện vẫn chưa có cách chữa trị bệnh xương thủy tinh, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được các triệu chứng.

12. Bệnh Paget xương

Bệnh Paget là hội chứng rối loạn về xương, gây ra những bất thường ở các mô xương nhất định. Thông thường, xương sẽ dày và to hơn. Hủy cốt bào chính là nguyên nhân gây phá vỡ các mô xương. Các hủy cốt bào hoạt động quá mức sẽ làm quá trình tạo xương diễn ra liên tục để bù đắp cho phần xương bị thiếu hụt. Tuy vậy, do những mô xương mới này không theo một kết cấu nào nên sẽ khiến cho xương giòn và dễ gãy. Mặc dù bạn có thể bị bệnh về xương ở bất cứ bộ phận nào, nhưng bệnh thường gặp ở cột sống, xương chậu, chân hay hộp sọ.

Chúng ta có thể thấy bệnh xương khớp không trừ bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Đặc biệt phụ nữ, những người có tỷ lệ mắc cao hơn do quá trình thay đổi nội tiết, sinh nở, tuổi tác. Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Luôn tập thể dục, chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe như canxi, Diệp Lục Xương Khớp sẽ giúp bạn gia tăng hệ thống cơ xương rắn chắc, khỏe mạnh cho cơ thể.

Diệp Lục Xương Khớp – Sự kết hợp giữa tinh hoa Đông – Tây y học
Diệp Lục Xương Khớp – Sự kết hợp giữa tinh hoa Đông – Tây y học

Diệp Lục Xương Khớp là sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng nhẹ, cải thiện tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm và giảm đau nhức nhanh chóng. Bên cạnh đó, xương Khớp Diệp Lục đã nhận được những phản hồi tích cực từ bác sĩ, y dược sĩ và người tiêu dùng tại Việt Nam trong việc hỗ trợ, phòng ngừa các bệnh xương khớp.

Để mua hàng chính hãng, quý khách hàng vui lòng lựa chọn các đại lý trực thuộc hoặc trực tiếp tại website của chúng tôi để đảm bảo quyền lợi của chính mình và người thân. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh nên cần được hướng dẫn sử dụng hợp lý.